Việt Nam xếp thứ 25 về Chỉ số An ninh mạng toàn cầu
Việt Nam xếp thứ 25 trên 194 quốc gia và vùng lãnh thổ về Chỉ số An ninh mạng toàn cầu 2020 (Global Cybersecurity Index – GCI) – theo công bố mới đây của International Telecommunication Union (ITU). Theo bảng xếp hạng vào năm 2019, Việt Nam đứng ở vị trí thứ bảy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vượt qua cả Thái Lan để đứng vị trí thứ tư khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Indonesia.
Việt Nam đạt tổng 94,59/ 100 điểm, với sự cải thiện được ghi nhận trên cả 5 lĩnh vực: Biện pháp pháp lý (20/20), Biện pháp hợp tác (20/20), Biện pháp kỹ thuật (16,31/20), Biện pháp tổ chức (18,98/20) và Phát triển năng lực (19,26/20). Theo thông cáo báo chí, đại diện của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, kết quả nói trên là nhờ sự nỗ lực của Việt Nam trong một chặng đường dài, thể hiện rõ qua quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao về vấn đề an toàn, an ninh mạng. Bên cạnh đó còn là sự nỗ lực của các Bộ, ban ngành địa phương trong việc triển khai công tác an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, tạo điều kiện cho Việt Nam có hành lang pháp lý đầy đủ về an toàn mạng.
Báo cáo GCI 2020 cũng chỉ ra sự tiến bộ đáng kể trong bảng xếp hạng của các quốc gia châu Á khác, nhất là các quốc gia ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong những năm qua. Đặc biệt, Ấn Độ đã nhảy vọt từ vị trí thứ 37 lên vị trí thứ 10 theo công bố năm 2020. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng leo lên vị trí thứ tư từ thứ 15. Nhật Bản lên bảy bậc và xếp vị trí thứ 7. Indonesia vươn lên đứng ở vị trí thứ 24.
Theo thông cáo, Việt Nam cần duy trì thứ hạng luôn ở trong top 25 quốc gia hàng đầu về an toàn, an ninh mạng để thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc về an ninh mạng. Bộ Công an là cơ quan trung ương về an ninh mạng. Bộ đã quyết đoán điều tra, phát hiện và truy tố tội phạm mạng trong vài năm qua. Hoạt động thực thi đã tập trung vào việc giải quyết việc buồn bán bất hợp pháp dữ liệu cá nhân, tiết lộ trái phép dữ liệu cá nhân và đánh cắp dữ liệu.
Năm 2019, Việt Nam thành lập các nhóm/ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC). Cơ quan này chuyên điều phối, ứng phó với các sự cố an ninh và xác minh an toàn thông tin trên toàn quốc. Việc thành lập VNCERT/CC là kịp thời, khi mà ngày càng nhiều các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam.
Đầu tháng 6, VNCERT/CC đã tham gia diễn tập An ninh mạng ASEAN – Nhật Bản 2021. Mục đích của sự kiện này là để nâng câp hợp tác giữa Nhật Bản và 10 nước ASEAN bằng cách giải quyết sự cố an ninh mạng xuyên quốc gia. OpenGov Asia đã đưa tin, sự kiện được kết nối với 200 địa điểm trên cả nước để các đơn vị CNTT của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố tham gia sự kiện. Cuộc diễn tập năm nay tập trung vào việc phối hợp đối phó với các cuộc tấn công mạng nhắm vào các cơ quan nhà nuwocs thông qua các lỗ hổng Mạng riêng ảo và ngăn chặn các cuộc tấn công ransomware vào các tổ chức y tế.
Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã tác động nhiều đến an ninh mạng. Các cuộc tấn công đang ngày càng trở nên tinh vi. Các hệ thống y tế đang phải vật lộn để chống lại đại dịch, nhưng bên cạnh đó vẫn phải hứng chịu những cuộc tấn công kiểu này. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia và tổ chức tăng cường các biện pháp bảo vệ và phối hợp ứng phó với các sự cố phát sinh, đặc biệt là hỗ trợ và bảo vệ các hệ thống y tế.
Hi vọng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy và có vị trí cao trong bảng xếp hạng về An ninh mạng. Theo bạn năm nay Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ mấy? Để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để đáp ứng với yêu cầu về an ninh mạng hiện nay, tham khảo ngay các khoá học tại SaigonCTT nhé!