Các mối đe doạ đến bảo mật mạng nội bộ và giải pháp
Chúng ta không thể tránh khỏi thực tế rằng các rủi ro bảo mật mạng nội bộ luôn tồn tại để cản trở hoạt động kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào. Nó thậm chí có thể làm sụp đổ hoạt động kinh doanh do những sai lầm đơn giản. Bên cạnh đó văn hóa làm việc từ xa đang là một xu hướng ngày càng phát triển. Do đó, bảo mật mạng nội bộ ngày nay đã trở thành mối quan tâm đối với các tổ chức. Mạng nội bộ chạy trên máy chủ web và yêu cầu các biện pháp kiểm soát bảo mật giống như bất kỳ trang web nào khác. Hãy nhớ rằng các mối đe dọa cũng có thể đến từ bên trong, do vô tình hoặc cố ý. Thêm vào đó, một khi có hacker vào mạng của bạn, thì một Mạng nội bộ không được bảo vệ sẽ là mục tiêu dễ dàng.
Tầm quan trọng của triển khai bảo mật mạng nội bộ
Làm việc từ xa phụ phụ thuộc vào các phần mềm và công cụ khác nhau dựa trên web. Các ứng dụng và dữ liệu được lưu trữ trong môi trường dựa trên đám mây, vì vậy nhân viên có thể dễ dàng truy cập chúng. Người dùng có thể làm việc từ xa và truy cập hệ thống đám mấy để phục vụ cho công việc của họ. Những người khác làm việc từ xa, sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo (VDI) qua kết nối VPN và truy cập máy tính để bàn, hệ thống và ứng dụng của họ từ trung tâm dữ liệu truyền thống. Dù bằng cách nào, An ninh là điều tối quan trọng. Mặc dù văn hóa làm việc mới này giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng nó cũng thu hút các hacker tìm cách truy cập trái phép vào mạng của công ty. Đó là lý do tại sao việc triển khai bảo mật mạng nội bộ mạnh mẽ hiện nay có lẽ quan trọng hơn bao giờ hết.
Các mối đe dọa mạng có thể là từ bên trong hoặc bên ngoài và có nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp. Chúng có thể bao gồm từ một loạt các hệ thống bị gỡ xuống đến một sự bất tiện nhỏ nhưng cần đến một giờ làm việc để sửa chữa.
Sửa lỗi lỗ hổng nội bộ
Dễ dàng bẻ khóa mật khẩu: Mật khẩu mạnh là điều cần thiết cơ bản để bảo vệ dữ liệu nhân viên. Xác thực 2 yếu tố (2FA), hoặc thậm chí xác thực đa yếu tố cũng là bắt buộc để đăng nhập an toàn. 2FA dễ dàng hơn cho người dùng cuối và cũng không quá đắt.
Nhân viên nên thay đổi mật khẩu của họ khoảng 45 ngày một lần và tuân thủ chính sách “Không sử dụng lại mật khẩu trước đây” được triển khai thông qua Đối tượng chính sách nhóm (GPO).
Các vấn đề về bảo vệ dữ liệu: Dữ liệu chính thức phải được mã hóa để tránh vi phạm dữ liệu. Quản trị viên mạng nên mã hóa dữ liệu mạng nội bộ trong tổ chức. Khi mã hoá dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ thì quyết định cần được tổ chức đưa ra với sự cân nhắc kỹ lưỡng. Mã hoá đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức phải tuân theo quy định, chẳng hạn như ngân hàng và cơ sở y tế.
Truy cập không hạn chế vào các thiết bị tại nơi làm việc: Có thể vi phạm an ninh mạng nội bộ do xử lý sai các thiết bị tại nơi làm việc. Nhân viên không được kết nối bất kỳ thiết bị điện tử cá nhân nào như ổ cứng, điện thoại di động, v.v. với máy tính hoặc máy tính xách tay của họ. Đây là một lý do chính dẫn đến rò rỉ dữ liệu. Để ngăn chặn hành vi này, các chuyên gia CNTT của bất kỳ tổ chức nào nên cấu hình các thiết bị chỉ được sử dụng cho mục đích công việc, theo cách hạn chế để bảo mật cơ sở hạ tầng mạng nội bộ. Ổ USB và quyền truy cập bộ nhớ di động khác có thể bị chặn bởi nền tảng chống vi-rút doanh nghiệp hoặc thông qua GPO.
Bảo mật truy cập từ xa: Nhân viên đôi khi có thể truy cập vào kho lưu trữ đám mây của công ty khi sử dụng thiết bị di động. Nhưng thiết bị di động của họ không được cài đặt phần mềm bảo mật đầy đủ như ứng dụng chống virus hoặc tường lửa. Việc truy cập từ xa này cũng có thể ảnh hưởng đến bảo mật mạng nội bộ. Các tổ chức nên đào tạo nhân viên về cách bảo mật thiết bị di động của họ trước khi kết nối với mạng riêng của công ty.
Ngăn chặn các mối đe doạ từ bên ngoài đối với mạng nội bộ
Tấn công lừa đảo: Nhân viên từ xa sử dụng cá ứng dụng kỹ thuật số khác nhau cho công việc của họ như email, IM, v.v. Hacker có thể gửi bất kỳ liên kết hoặc tệp độc hại nào qua email hoặc cuộc trò chuyện để phá vỡ hệ thống mạng của công ty. Sau khi nhấo vào, hacker có quyền truy cập vào mạng nội bộ của bạn. Do đó, nhân viên phải thận trọng để không nhấp vào hay tải xuống bấy kỳ liên kết đáng ngờ nào. Ngoài ra, các chuyên gia IT nên cài đặt phần mềm chống lừa đảo để tăng cường cơ sở hạ tầng mạng nội bộ.
Mã độc và virus: mã độc, phần mềm gián điệp, virus, trojan, v.v. có thể nhắm mục tiêu vào mạng nội bộ và làm hỏng các chức năng của nó. Các chuyên gia IT nên thường xuyên theo dõi bản ghi sự kiện để tìm ra các hoạt động bất thường qua mạng nội bộ và khắc phục sự cố nhanh chóng.
Bảo mật vật lý của thiết bị: Bên cạnh các cuộc tấn công ảo vào mạng nội bộ, nhân viên nên thận trọng với hành vi trộm cắp vật lý đối với các thiết bị văn phòng của họ. Nhân viên không nên để thiết bị làm việc cầm tay của họ đang mở khóa hoặc ở một nơi không an toàn. Những hoạt động này làm cho các thiết bị dễ bị đánh cắp dữ liệu lớn. Đây là lý do tại sao việc mã hóa điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng là rất quan trọng và khiến kẻ trộm khó lấy được dữ liệu của bạn.
Tấn công từ chối dịch vụ (DoS): Kiểu tấn công này có thể đưa một khối lượng lớn các yêu cầu dữ liệu đến mạng nội bộ và làm ngưng hoạt động của nó. Các chuyên gia IT nên thường xuyên kiểm tra mọi vấn đề có thể xảy ra. Bên cạnh đó cài đặt công cụ hoặc phần mềm để kiểm soát lưu lượng truy cập vào mạng nội bộ nhằm giảm thiểu thiệt hại. Các công cụ như DDOS thường được cung cấp để bảo vệ bổ sung như một phần của tường lửa ứng dụng web (WAF).
Kết luận
Một giải pháp mạng nội bộ hiệu quả có thể có tác động mạnh mẽ đến năng suất, sự phối hợp và quản lý dữ liệu của tổ chức. Nhân viên có khả năng tương tác và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả trong các dự án. Với các công cụ và tài nguyên máy tính để bàn có sẵn, mỗi nhân viên có thể dễ dàng truy cập mọi thứ họ cần để thực hiện công việc của mình. Tất cả những lợi ích tích cực này đều bắt nguồn từ việc dành thời gian và nguồn lực để thiết lập một mạng nội bộ hiệu quả.
Đăng ký ngay các khoá học bảo mật tại SaigonCTT để trang bị kiến thức cần thiết cho chính bạn và doanh nghiệp của bạn nhé!