10 chứng chỉ hàng đầu dành cho Kỹ sư mạng
Bản thân quá trình và hành trình học tập để được cấp chứng chỉ đã là một thành tựu. Vì nó dạy cho bạn tính tự giác và kiên trì. Khi bạn đã có tài liệu nghiên cứu và tạo được một phòng lab, sẽ rất khó để để bỏ dở vì bạn đã đầu tư nhiều vào đó. Điều hợp lý duy nhất cần làm đó là tiếp tục và hoàn thành những gì bạn đã bắt đầu. Điều này sẽ hình thành tính cách cho bạn. Giống như một câu nói: Tuyệt vọng là chìa khoá của thành công.
Sẽ tốt hơn nếu như bạn thi đỗ chứng chỉ. Nó thể hiện sự cam kết của bạn để phát triển một cách chuyên nghiệp và luôn làm việc trong ngành này. Nó cho bạn một tấm vé để có thể yêu cầu tăng lương hoặc ứng tuyển vào vị trí công việc mà bạn muốn.
Đó là những lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ. Còn dưới đây là danh sách 10 chứng chỉ về Kỹ thuật mạng hàng đầu mà bạn nên hướng tới.
- CCNA
Thi đỗ chứng chỉ Cisco Certified Network Associate (CCNA) là cách tốt nhất để chuẩn bị cho một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực mạng. Cisco sở hữu 80% thị trường công nghệ định tuyến và chuyển mạch. Nếu bạn được đào tạo và chứng nhận để làm việc với các sản phẩm của Cisco, các kỹ năng của bạn sẽ dễ tiếp cận hơn và có nhu cầu nhiều hơn. Chứng chỉ Cisco CCNA Routing and Switching (200-301) cung cấp cho bạn kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực mạng, kể cả khi công nghệ đang tiếp tục phát triển. Chương trình dạy bạn cách cài đặt, giám sát và khắc phục sự cố khi các sản phẩm cơ sở hạ tầng mạng được sử dụng bởi các công ty lớn.
- CCNP
Nếu bạn đã có chứng chỉ CCNA, mục tiêu tiếp theo bạn cần đạt được là CCNP (Cisco Certified Network Professional). Mỗi chứng chỉ ở cấp độ chuyên gia đều yêu cầu 2 bài kiểm tra: một bài kiểm tra chính và một bài kiểm tra tập trung. Vì vậy bạn có thể tập trung vào sở thích và nhu cầu của mình. Hiện nay có 7 bài thi CCNP khác nhau mà bạn có thể tham dự. Có chuyên môn này chắc chắn bạn sẽ trở nên nổi bật.
- CCIE
Chứng chỉ CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert) vẫn được cân nhắc là một trong những chứng chỉ uy tín nhất dành cho các Kỹ sư mạng. Từ bản nâng cấp 2020, có 7 bài thi CCIE mà bạn có thể tham dự. Cụ thể: CCIE Enterprise Infra, Wireless, Data Center, Security, Service Provider, Collaboration và Design Expert. Mỗi bài thi chuyên về một lĩnh vực cụ thể của Kỹ thuật mạng. Sở hữu CCIE nghĩa là bạn đang những Kỹ sư mạng hàng đầu.
- Python
Python là một ngôn ngữ lập trình tương tác, hướng đối tượng và chương trình cấp cao. Cú pháp Python rất dễ học và dễ hiểu. Đó là lý do tại sao Python vẫn đang phổ biến và được sử dụng để phát triển nhiều chương trình. Youtube, Instagram và Spotify đều được xây trên Python. Hiện nay ngôn ngữ kịch bản đã tìm ra cách để vận dụng vào mạng. Vài năm trước tập lệnh Python đã được thực hiện để phát triển các ứng dụng dựa trên web. Bây giờ được tích hợp vào các thiết bị mạng để tự động hoá khả năng giám sát.
- Citrix Certified Associate
Ảo hoá vẫn đang rất hot. Hiện nay, 40% các server đều được ảo hoá. Theo khảo sát thì con số này còn tiếp tục tăng. Việc các cá nhân trong các tổ chức lớn phụ thuộc vào các dịch vụ ảo khi ở nhà khá phổ biến. Đó là lý do vì sao nhiều công ty đầu tư vào điện toán đám mây, sử dụng máy chủ từ xa để lưu trữ dữ liệu và cho phép người dùng truy cập thông tin từ mọi nơi. Sở hữu chứng nhận như CCA-N (Citrix Certified Associate – Networking) sẽ làm gia tăng đáng kể giá trị của bạn trong thế giới công nghệ. Theo trang web chứng chỉ của Citrix. CCA-N xác nhận kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai và quản ý Citrix NetScaler 10 cho các giải pháp ảo hoá ứng dụng và máy tính để bàn trong môi trường doanh nghiệp.
- Wireshark Network Analyst
Chứng chỉ Wireshark Certified Network Analyst (WCNA) chứng nhận kiến thức về đánh giá và phân tích mạng bằng Wireshark, cũng như khắc phục sự cố mạng TCP/ IP và bảo mật mạng. Bạn chỉ cần vượt qua một bài thi viết cho WCNA. Chứng chỉ này có giá trị trong 3 năm. Đây là một lợi thế hơn so với các chứng chỉ của Cisco hay Juniper,… Bạn còn có thẻ xem các bản chụp và dễ dàng xác định lỗi giúp khắc phục sự cố nhanh hơn.
- AWS Certified Advanced Networking
Trong những năm qua, các thuật ngữ như SDN, Ảo hoá, Điện toán đám mây đều được chú ý tới. Những công nghệ này vẫn đang và sẽ thống trị trong vài năm tới. Khi bạn tiếp tục hành trình của mình trong lĩnh vực Công nghệ và Mạng, bạn sẽ bắt gặp AWS. Đó có thể là giải pháp mới cho doanh nghiệp của bạn đang tìm cách tối ưu hoặc bạn có một khách hàng để hỗ trợ sử dụng AWS. Điều này là do AWS nổi bật và là một dịch vụ được sử dụng rộng rãi . Nếu bạn tiếp xúc nhiều với các công nghệ này, thì bạn nên thi lấy chứng chỉ AWS Certified Advanced Networking.
- VCP-DCV: VMware Certified Professional 6 – Data Center Virtualization
VCP-DCV còn được PCMag đặt tên là một trong những chứng chỉ CNTT được trả lương cao nhất. Điều này là do ảo hoá vẫn đang rất hot. Chứng chỉ này dạy bạn cách để triển khai, quản trị và quản lý các công nghệ ảo hoá. Vượt qua chứng chỉ này sẽ xác nhận kỹ năng của bạn để xây dựng cơ sở hạ tầng ảo bằng VMWare vSphere 6.
- AWS Certified Solutions Architect- Associate
Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc và kinh nghiệm với dịch vụ của AWS và bạn đã thực hiện một số công việc trên các hệ thống phân tán quy mô lớn, vậy bạn thực sự nên sở hữu chứng chỉ này. Bạn nên có 1 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống trước khi tham gia kỳ thi này.
Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc và thực hành với các dịch vụ AWS và bạn đã thực hiện một số công việc trên các hệ thống phân tán quy mô lớn, thì tôi thực sự khuyên bạn nên lấy chứng chỉ này. Tôi khuyên bạn nên có một năm kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống trước khi tham gia kỳ thi này. Chứng chỉ Người hành nghề đám mây được chứng nhận AWS là điều kiện tiên quyết. Điều kiện tiên quyết là chứng chỉ AWS Certified Cloud Practitioner.
- Google Certified Professional Cloud Architect
Để đạt được chứng chỉ này, bạn phải có kỹ năng và kiến thức để thiết kế, phát triển và quản lý kiến trúc đám mây của Google bằng các công nghệ Google Cloud Platform. Các kỹ năng đám mây luôn có nhu cầu cao. Việc đạt được chứng chỉ này chứng tỏ kiến thức sâu rộng của bạn trong việc áp dụng các giải pháp cho các nhu cầu và tình huốn khác nhau của công ty.
Kết luận
Có nhiều cách để phát triển chuyên nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Nhưng chứng chỉ là một phương pháp không tốn kém để thể hiện rằng bạn có các kỹ năng, và những kỹ năng đó được cập nhật và phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu mới nhất. Bạn có thể dễ dàng chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng học hỏi những điều mới bằng các chứng nhận. Điều đó có nghĩa là bạn vượt qua được phép đo kiến thức của ngành dựa trên các bài đánh giá kỹ năng. Ngoài ra việc có 2 chứng chỉ trở lên chắc chắn thể hiện cam kết của bạn với nghề của mình.
SaigonCTT luôn sẵn sàng cho các khoá đào tạo và tổ chức kỳ thi chứng chỉ quốc tế này dành cho bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!